In offset là công nghệ in được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực in thương mại và bao bì sản phẩm, nhờ vào chất lượng in cao, tốc độ nhanh và chi phí trên bản in thấp. Kỹ thuật in này được ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại ấn phẩm như ấn phẩm thương mại (catalog, tạp chí, sách báo, tờ rơi quảng cáo, ...) và đặc biệt trong ngành bao bì sản phẩm (hộp giấy, tem nhãn, túi giấy,....) Vậy in offset là gì? Hãy cùng An Nhân tìm hiểu về kỹ thuật in offset trong bài viết dưới đây.
In offset là gì?
In offset là một phương pháp in gián tiếp (offset = truyền qua), trong đó bản in (bản kẽm, khuôn in) không tiếp xúc trực tiếp lên vật liệu in (giấy in) mà truyền mực in qua bề mặt một tấm cao su, sau đó hình ảnh từ tấm cao su được ép và truyền lên bề mặt giấy. Quá trình này cho phép mực in được truyền hiệu quả nhất lên bề mặt giấy in, đảm bảo việc tái tạo hình ảnh cũng như tốc độ in.
Xem thêm: In phủ UV là gì? ứng dụng và chức năng của in phủ UV
Ưu nhược điểm của kỹ thuật in offset
Ưu điểm
In offset là một công nghệ in phổ biến nhất trong ngành in ấn thương mại và bao bì với nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
- Chất lượng hình ảnh cao: Phương pháp in offset tạo ra các hình ảnh rõ nét, có độ phân giải cao và màu sắc đẹp. Đồng thời, không có hiện tượng lem mờ xảy ra trong quá trình in ấn.
- Quá trình chế tạo khuôn in đơn giản: Việc chế tạo khuôn in offset dễ dàng hơn so với các phương pháp in khác.
- Đa dạng chất liệu in: In offset có khả năng in trên nhiều loại chất liệu khác nhau, bao gồm cả giấy, bìa cứng, chất liệu nhựa và kim loại mỏng (đối với các vật liệu không thấm hút như nhựa, kim loại cần sử dụng công nghệ đặc biệt như mực in, hệ thống sấy UV hoặc sấy nhiệt).
- Tuổi thọ bản in cao và chi phí trên bản in thấp nhất: Bản in offset có tuổi thọ cao, cho phép giảm chi phí trên mỗi bản in, đặc biệt đối với các đơn hàng dài, số lượng lớn. Đây là yếu tố cạnh tranh quan trọng khi hiện nay công nghệ in kỹ thuật số đang phát triển và tấn công vào phân khúc sản phẩm có số lượng in thấp.
Mặc dù kỹ thuật in offset rất phổ biến, nhưng không phải lúc nào nó cũng là lựa chọn tốt nhất. Đối với những ấn phẩm cần số lượng sản xuất ít hoặc dữ liệu biến đổi, in kỹ thuật số là giải pháp ưu việt nhất. Ngoài ra, do hạn chế về độ dày lớp mực hoặc vật liệu, một số sản phẩm phải được in bằng các công nghệ in khác như in lưới, in ống đồng hoặc in flexo.
Xem thêm: Tìm hiểu về các loại thẻ treo thường gặp
Nhược điểm
Dù kỹ thuật in offset hiện đang được sử dụng phổ biến, nhưng nó cũng có những hạn chế cần được lưu ý như sau:
- Thời gian chuẩn bị: Quá trình chuẩn bị để tiến hành in offset tốn khá nhiều thời gian do phải làm khuôn in. Điều này làm cho kỹ thuật này không phù hợp cho những đơn hàng có số lượng nhỏ và yêu cầu cần lấy sản phẩm in ngay lập tức.
- Kiểm tra thiết kế: Trước khi in offset cần kiểm tra bản thiết kế một cách kỹ lưỡng. Vì khi tiến hành in với số lượng lớn, một sai sót nhỏ trong bản thiết kế có thể gây lãng phí lớn và gây trễ thời gian hoàn thành.
- Thời gian chuẩn bị khuôn và chi phí: Quá trình chuẩn bị khuôn in trong kỹ thuật in offset tốn nhiều thời gian hơn so với các phương pháp in khác. Ngoài ra, chi phí in offset cũng cao hơn đặc biệt khi in số lượng ít. Vì vậy, đối với đơn hàng số lượng in ít thì phương pháp in kỹ thuật số có thể là một lựa chọn kinh tế và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Báo cáo thường niên là gì? Đặc điểm của báo cáo thường niên
Ứng dụng của in offset
Kỹ thuật in offset có thể ứng dụng in trên nhiều chất liệu giấy khác nhau, có thể kể đến như giấy ivory, giấy couche, giấy kraft, giấy nhựa, giấy mỹ thuật,…
Ngoài ra, kỹ thuật in này cũng được dùng để in các ấn phẩm như:
- Ấn phẩm bao bì: in túi giấy, hộp giấy, decal, in thẻ treo, hangtag…
- Ấn phẩm văn phòng: phong bì thư, tiêu đề thư, name card,…
- Ấn phẩm sự kiện, truyền thông: catalogue, thư mời, tờ rơi,…
- Ấn phẩm tết: thiệp chúc mừng, bao lì xì, lịch,…
Bài viết trên đây của An Nhân đã giáp bạn giải đáp “In offset là gì?” Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn ứng dụng kỹ thuật in này thật hiệu quả cho những nhu cầu của mình.